Khóa học

HÁT BOLERO online HAY CÙNG THẦY NHÂN TOP 9 SAO MAI

 

BOLERO LÀ GÌ? SỰ PHÁT TRIỂN & CÁC THỂ LOẠI NHẠC BOLERO NỔI TIẾNG

 

 

 

 

 

Bolero là một thuật ngữ âm nhạc được dùng khá phổ biến ở Việt Nam và chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe đến. Cùng với sự phát triển của các dòng nhạc nước ngoài như Kpop hay nhạc Âu Mỹ, Bolero cũng dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường âm nhạc với số lượng lớn người hâm mộ và thưởng thức. Tuy vậy, không phải ai cũng đều hiểu rõ nhạc Bolero là gì và đặc điểm của nó ra sao. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn trả lời những câu hỏi này.

Nhạc Bolero là gì?

Bolero tên chính xác là Boléro, là một thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha. Bolero có một cái tên tiếng Việt khác đầy cảm xúc là nhạc trữ tình.

Nhiều người trong chúng ta thường nhầm lẫn Bolero với thể loại “nhạc vàng” nhưng thực chất, Bolero chỉ là một nhánh rất nhỏ của “nhạc vàng”, được thay đổi để phù hợp với văn hóa và truyền thống Việt Nam. Nguồn gốc của Bolero xuất phát từ một quốc gia nằm trong khu vực Mỹ Latinh – Cuba vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỉ XIX. Được biết người khai sinh ra dòng nhạc này là Jose Pepe Sanchez. Ông xuất thân từ một gia đình nghèo sống tại Santiago de Cuba.

Từ nhỏ, Jose Pepe Sanchez đã có năng khiếu và đam mê với âm nhạc. Mặc dù không được đào tạo ở bất kỳ lớp học chuyên môn nào hay học qua bất kỳ ai nhưng những ca khúc ông sáng tác kết hợp với guitar đều đi vào lòng người. Ông gọi những ca khúc đó là Bolero. Nhưng thật đáng tiếc, do không được ghi chép lại nên phần lớn các sáng tác của ông đều đã bị lãng quên, chỉ còn sót lại tác phẩm kinh điển nhất, được nhiều người biết đến nhất mang tên “Nỗi buồn”. Đến đây, chúng ta có thể thấy Bolero ra đời theo cách bình dị nhất, bởi một con người cũng bình dị không kém như cái cách mà nó đang dần len lỏi vào cuộc sống bằng chính những chất liệu “thô sơ” của mình.

Đặc điểm của nhạc Bolero

Vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX, Bolero chính thức du nhập vào nước ta. Đây là thể loại âm nhạc có giai điệu chậm, lời ca giản dị gần gũi nhưng lại rất giàu tình cảm và đậm chất thơ. Không chỉ lời ca mà cả những hình tượng nhân vật xuất hiện đều vô cùng gần gũi, quen thuộc và gắn liền với đời thường. Dòng nhạc này thường không mang tính trừu tượng mà luôn đơn giản và gửi gắm một câu chuyện nào đó về tình yêu đôi lứa, gia đình… Một số ca khúc còn chứa đựng những triết lí nhân văn sâu sắc và hướng con người đến chân – thiện – mỹ, đến những điều sâu thẳm trong tâm hồn.

Là thể loại nhạc có nguồn gốc từ nước ngoài nên khi đến với Việt Nam, Bolero cũng đã trải qua một số thay đổi nhất định, “làm mới” mình hơn để có thể phù hợp với văn hóa và thị hiếu của nước ta. Vẫn sử dụng nền nhạc truyền thống của Bolero, người Việt đã khéo léo thêm thắt một ít chất nhạc vọng cổ – thể loại âm nhạc đặc trưng của vùng miền Tây sông nước và Nam Bộ, tạo nên dòng nhạc Bolero lắng đọng, nhẹ nhàng chỉ có ở Việt Nam.

Một đặc điểm vô cùng quan trọng và không thể thiếu nữa đó chính là tình buồn man mác. Dù chủ đề của bài hát là gì đi nữa thì đặc điểm này vẫn được thể hiện rất rõ ràng. Bởi vậy, mỗi khi nghe, ta lại thấy một chút thương, một chút nhớ, một chút đồng cảm – một nỗi buồn nhẹ nhàng mà sảng khoái, cứ thế âm thầm đi vào lòng người.

 

Phân loại nhạc Bolero

Hiện nay, ở Việt Nam, Bolero được phân loại thành một số thể loại phổ biến như: Bolero căn bản, Bolero đảo phách, Bolero rumba, Bolero flameco, Bolero django, Bolero beguine…

Một trong những đặc điểm xác định các loại Bolero khác nhau là nhịp. Nhịp là những gì mang lại cho chúng ta cấu trúc nhịp nhàng trong âm nhạc và nó mang lại sự cảm nhận sâu sắc hơn. Một nhịp đặc biệt có thể dễ dàng được xác định bởi vị trí của nó hoặc giọng nhấn mạnh định kì. Nhìn chung, giai điệu của Bolero khá là đơn giản với nhịp 4/4 không có quá nhiều sự biến tấu, tiết tấu thường chậm và đều.

 

Sự phát triển của nhạc Bolero

Kể từ năm 2013 đến nay, hàng loạt các chương trình Bolero ra đời nhằm vừa tìm ra những nhân tố mới, vừa giữ gìn dòng nhạc đang dần hiếm người nghe này. Nổi tiếng và thành công nhất trong số đó là Thần tượng Bolero. Không chỉ vậy, Bolero truyền thống cũng được cải tiến rất nhiều khi được kết hợp với nhiều phong cách nhạc khác nhau như nhạc jazz, nhạc pop, rock hay thính phòng để có thể tiếp cận được đa dạng đối tượng người nghe hơn cũng như nâng tầm giá trị của dòng nhạc dân dã này.

Có thể kể đến một số bài hát bất hủ đi cùng năm tháng như Duyên phận, Cô hàng xóm, Sầu tím thiệp hồng, Tình lỡ, Đập vỡ cây đàn, Giọt lệ đài trang…

Hiện nay, ngoài những ca sĩ gạo cội vẫn đang từng ngày đóng góp tâm trí, sức lực và tiếng hát của mình cho sự phát triển của Bolero như Lệ Quyên, Duy Khánh, Hương Lan, Chế Linh, Như Quỳnh… còn có sự xuất hiện của các ca sĩ trẻ muốn theo đuổi và duy trì dòng nhạc này như Hồ Văn Cường, Phương Mỹ Chi… Và chắc hẳn ai dùng mạng xã hội cũng đều từng nghe đến hoặc ít nhất một lần xem được những video, clip ca nhạc của một ca sĩ với cái tên Tài Smile, tên thật là Lưu Minh Tài. Anh nổi tiếng bởi những bài hát “remix” lại các bài nhạc trẻ phổ biến (Phía sau một cô gái, Nơi này có anh, Hãy trao cho anh…) , thậm chí là nhạc nước ngoài (Despacito) bằng phong cách Bolero. Với chất giọng Nam Bộ hết sức truyền cảm cùng lối diễn hài hước, giản dị, Tài Smile đã và đang đưa nhạc Bolero đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là với người trẻ theo hướng gần gũi và dễ tiếp cận hơn.

Đã hơn nửa thế kỉ kể từ khi Bolero đến với Việt Nam. Dù trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi nhưng nó vẫn đã và đang khẳng định được vai trò và vị thế của mình trên thị trường âm nhạc, vượt qua sự đơn thuần của giai điệu để chạm đến sâu thẳm và lay động trái tim người nghe.

ĐỂ ĐĂNG KÝ HỌC VÀ ĐẶT LỊCH THU ÂM HAY  CẦN HỔ TRỢ XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ  :

Địa chỉ: 43/D1, Khu dân cư Phú Hòa 1, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Địa chỉ: 74/ DX 094, P HIỆP AN, TP THỦ DẦU MỘT , TỈNH BÌNH DƯƠNG

yesFanpage: https://www.facebook.com/daynhacbinhduongphungminhentertainment

yesWebsite: http://daynhacbinhduong.vn/

surpriseKÊNH YOUTUBEhttps://www.youtube.com/channel/UCQUVkUdmpxzCfdJn1Ob6vqQ

noHotline: 0973.822.202

Facebook